Ngày nay, khi mà bếp gas đang dần mất vị thế dẫn đầu trong căn bếp của các hộ gia đình thì bếp từ trở thành ứng cử viên sáng giá thay thế. Không chỉ bởi vẻ bề ngoài lộng lẫy, sang trọng của bếp từ mà còn bởi tính an toàn, thông minh và tiết kiệm điện năng được nhiều khách hàng chú ý đến. Nếu như bếp gas có thể đun nấu hoàn toàn trơn tru với mọi loại nồi thì bếp từ lại có phần ‘kén nồi’ hơn một chút. Liệu bạn có đang thắc mắc “Bếp từ dùng nồi gì? Cách kiểm tra nồi khả dụng cho bếp từ” không? Hãy cùng Đồ Nhật Nội Địa tìm kiếm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!
Để trả lời cho câu hỏi ‘vì sao bếp điện từ lại kén nồi như vậy’ thì trước hết bạn cần phải nắm được nguyên lý hoạt động của bếp từ để từ đó hiểu được những điều kiện tkiên quyết của các dụng cụ nấu trên bếp điện.
Bếp từ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ dòng điện Foucault nên dụng cụ nấu ăn như nồi, xoong, chảo để có thể sử dụng cho bếp từ cần phải làm bằng vật liệu nhiễm từ hoặc ít nhất là có đáy nhiễm từ để có thể truyền nhiệt trực tiếp giúp nấu chín thức ăn. Ngoài chất liệu của nồi thì hiệu suất gia nhiệt của bếp điện từ còn ảnh hưởng bởi các yếu tố như: Kích thước đáy nồi, độ cong, đồ dày của đáy nồi.
Để đảm bảo được chiếc nồi bạn đang sử dụng có thể nấu được trên bếp thì cần phải chắc chắn rằng rồi đó được làm bằng chất liệu nhiễm từ như là: sắt, inox, thép tráng men. Đối với những nồi chảo không nhiễm từ như: Nồi đất, gốm sứ và nồi thủy tinh không thích hợp để sử dụng cho bếp từ.
(Chất liệu nồi sử dụng cho bếp điện từ)
Cấu tạo của bếp từ gồm các bộ phận như: mặt kính bếp, mâm nhiệt, bo mạch, hệ thống tản nhiệt.. Trong đó, bộ phận mâm nhiệt được lắp đặt ngay bên dưới mặt kính của bếp, nó là một cuộn dây bằng kim loại cuốn thành một vòng tròn cố định, nên khi dòng điện chạy tùy thuộc vào mặt tiếp xúc của đáy nồi để gia nhiệt. Do đó, bạn nên sử dụng dụng cụ nấu có đường kính đáy nồi từ 12cm~ 26cm. Nếu đáy nồi quá nhỏ hoặc quá lớn có thể khiến cảm biến của bếp hoạt động không bình thường, khả năng truyền nhiệt có thể dừng hoặc có thể xảy ra hiện tượng đun nóng không đều.
(Kích thước nồi dùng cho bếp điện từ khuyên dùng)
Như đã đề cập ở trên bạn có thể thấy bộ gia nhiệt bếp từ sử dụng sức mạnh của dòng điện để tự làm nóng đáy nồi. Vì vậy, nếu đáy nồi mỏng, có thể bị biến dạng hoặc bị thâm đỏ, bạn nên cẩn thận. Ngược lại, nếu lòng nồi quá dày, nhiệt lượng sẽ bị yếu đi và giảm hiệu suất nhiệt sử dụng. Cho nên, đối với nấu ăn thông thường, bạn nên lựa chọn và sử dụng nồi có độ dày từ dưới 3m.
(Độ dày nồi dùng cho bếp từ)
Sau khi chọn được bộ nồi, xoong chảo đảm bảo các tiêu chí về chất liệu, kích thước, độ dày thì bạn có thể kiểm tra trực tiếp trên bếp từ về tính khả dụng của nó. Để kiểm tra xem nồi đó có thể đun được trên bếp từ hay không bạn thực hiện theo 5 bước dưới đây.
Bước 1: Đầu tiên bạn cần đặt nồi lên trung tâm vùng nấu từ của bếp. Vùng này thường được khoanh bằng đường kẻ để người sử dụng dễ nhận biết.
Bước 2: Đổ một cốc nước khoảng 200ml vào nồi.
(Chú ý không nên để nồi không trên bếp khi đang vận hành vì có thể gây hiện tượng quá nhiệt nguy hiểm)
Bước 3: Bật bếp chọn mức gia nhiệt.
Bước 4: Kiểm tra tình trạng của bếp từ.
Trường hợp nồi sử dụng không khả dụng
Một số bếp từ thông thường khi nhận thấy nồi nấu không khả dụng bếp sẽ phát âm cảnh báo và tự động tắt gia nhiệt sau khoảng 5~10 giây.
Đối với bếp từ Nhật bạn hãy chú ý ở màn hình hiển thị trên khu vực điều khiển, thanh bar nhiệt độ sẽ nhấp nháy và hiển thị thông báo kiểm tra nồi đồng thời tạm dừng gia nhiệt.
Trường hợp nồi khả dụng
Bếp gia nhiệt bình thường, nước trong nồi bắt đầu sôi đều.
Bước 5: Tắt bếp, hoàn tất quá trình kiểm nồi có thể và không thể sử dụng cho bếp từ
Ngoài cách kiểm tra trực tiếp như trên, bạn cũng có thể kiểm tra bằng cách sau.
Qua bài viết trên, Đồ Nhật Nội Địa đã chia sẻ ngắn gọn và chi tiết về nội dung ''Nồi nấu cho bếp từ''. Hy vọng bạn đã biết cách để chọn đúng các dụng cụ nấu cho bếp từ của mình.