Thủy tinh/ kính luôn có mặt xung quanh trong cuộc sống và ngôi nhà của mỗi chúng ta. Việc muốn chúng sạch sẽ, sáng bóng như ban đầu hẳn là đương nhiên vì những cửa sổ bằng kính tạo không gian lớn, cho nhiều ánh sáng hơn vào nhà và khiến chúng ta cảm thấy kết nối hơn với không gian bên ngoài; và những thiết bị vệ sinh,thiết bị gia dụng có bề mặt kính tạo cảm giác sạch sẽ và thẩm mỹ. Theo thời gian, ô nhiễm và bụi bẩn tích tụ từ từ nhưng chắc chắn trên bề mặt kính của bạn, cản trở tầm nhìn và cản ánh sáng mặt trời quý giá. Điều còn tồi tệ hơn? Chính là các vệt dày do vệ sinh không đúng cách để lại làm cho bề mặt kính trông bẩn hơn. Việc lau kính mất nhiều thời gian khi chúng ta khó tìm ra cách làm sạch thích hợp mà không bị vết sọc và trầy xước.
Donhatnoidia mong rằng việc sử dụng các công cụ và phương pháp chính xác có thể làm cho công việc tốn nhiều công sức này trở nên đơn giản hơn, giúp bề mặt kính của bạn sạch bóng và tiết kiệm rất nhiều tiền về lâu dài. Bên cạnh đó Donhatnoidia đưa ra một số mẹo vặt hay để làm sạch kính mà bạn có thể áp dụng tại nhà như một người dọn vệ sinh chuyên nghiệp.
Trước khi đến với cách làm sạch, Donhatnoidia sẽ điểm qua cho bạn những loại kính thông dụng và một số cách lau chùi dùng cho từng loại kính.
Nếu kính/ bề mặt kính trên thiết bị gia dụng của bạn không có bất kỳ lớp phủ hoặc công nghệ đặc biệt nào, có thể bạn đang sử dụng kính ủ. Bề mặt làm từ loại kính này khi vỡ sẽ vỡ thành nhiều mảnh lớn. May mắn thay, thủy tinh ủ rất dễ làm sạch:
- Ngâm bề mặt với xà phòng và nước, hoặc nước rửa kính (công nghiệp hoặc tự nhiên).
- Chà nhẹ những khu vực có mảnh vụn bám trên đó hoặc cạo chúng trên lớp kính cứng bằng dao cạo.
- Dùng chổi cao su để loại bỏ chất tẩy rửa và nước.
- Dùng khăn sợi nhỏ lau khô hoàn toàn bề mặt.
Cứng hơn thủy tinh ủ, thủy tinh chịu nhiệt có thể chịu được sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng. Khi vỡ, nó sẽ vỡ thành những mảnh nhỏ hơn thủy tinh được ủ.
Để làm sạch kính chịu nhiệt, hãy làm theo các kỹ thuật tương tự như làm sạch kính đã ủ, trừ việc cạo bằng dao cạo/ lưỡi lam vì sẽ làm xước bề mặt.
Thường được gọi là “kính an toàn”, kính cường lực cứng hơn kính nung năm lần. Nó vỡ thành những mảnh có kích thước như viên sỏi, ít gây thương tích hơn.
Kính cường lực rất dễ trầy xước, vì vậy hãy nhớ sử dụng chất tẩy rửa cửa sổ chất lượng cao và khăn sợi nhỏ mềm. Không chà mạnh bề mặt và không cạo bằng dao cạo/ lưỡi lam.
Các loại kính như kính sơn màu chịu nhiệt, kính phủ low-E, kính dán an toàn, kính phản quang… được nhóm chung vào loại kính tráng. Hay như trong nhà vệ sinh của bạn, gương soi có thể là tráng bạc hoặc tráng đồng…Các bề mặt được tráng này làm giảm sự tích tụ nhiệt trong nhà hoặc xe hơi của bạn. Tuy nhiên các lớp phủ này sẽ dễ bị hư hại hơn nếu bạn làm sạch chúng quá thô bạo. Chúng ta cần cẩn thận đặc biệt khi làm sạch bề mặt phủ:
- Không bao giờ sử dụng lưỡi dao cạo.
- Chọn chất tẩy rửa không chứa amoniac.
- Lau khô bề mặt bằng khăn sợi nhỏ mềm.
- Làm sạch một phần bề mặt thật nhẹ nhàng và kiểm tra đánh giá kỹ trước khi chuyển sang các phần còn lại.
Nếu tất cả những cách làm sạch kính khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bạn có thể thích loại kính tự làm sạch hơn. Loại kính này thường được sử dụng cho những vị trí khó vệ sinh như bên ngoài tòa nhà cao tầng. Như tên cho thấy, loại kính này có khả năng tự làm sạch nên bạn không cần phải vệ sinh nhiều, chỉ cần xịt nước lên bề mặt kính trong trường hợp không có mưa trong khoảng thời gian dài. Bề mặt kính sẽ khô nhanh chóng và không để lại vệt.
- Với kính tự làm sạch được phủ lớp kỵ nước, bề mặt phủ được làm theo cấu trúc phân lớp, là sự kết hợp của hai loại cấu trúc nano và micro, tạo ra diện tích tiếp xúc với nước nhỏ nhất. Khi chúng ta phun nước vào hoặc trời mưa thì nước sẽ vo tròn thành hình cầu để trượt khỏi bề mặt cuốn theo bụi bẩn mà không đọng lại trên kính
- Với kính tự làm sạch được phủ lớp ưa nước (TiO2) thì sau một thời gian tiếp xúc và hấp thụ ánh sáng tia cực tím UV, lớp phủ TiO2 sẽ có hai tính chất là quang xúc tác và quang hóa ưa nước. Quá trình quang xúc tác sử dụng ánh sáng mặt trời trực tiếp để phân hủy tạp chất và các chất hữu cơ trên bề mặt. Quá trình quang hóa ưa nước cho phép nước dàn đều ra cả bề mặt kính cuốn theo bụi bẩn.
Trước khi bắt đầu, hãy quét bụi bẩn trên khung cửa sổ hoặc viền kính bằng chổi hoặc hút bụi bằng bộ phận hút bụi của máy. Điều này sẽ ngăn không cho chất bẩn chuyển thành bùn khi trộn với chất tẩy rửa. Nếu mặt kính trông đặc biệt bẩn thỉu, mở nó ra nếu có thể và rửa bằng nước nóng, ẩm ướt và bàn chải mềm, sau đó rửa sạch và để khô.
Nhiều chất tẩy rửa kính và cửa sổ có thể gây hư hại cho các khu vực gỗ có khung trên gương và cửa sổ của chúng ta. Bảo vệ các bề mặt này không bị ướt và hỏng bằng cách đặt miếng vải nhỏ hoặc khăn để thấm nước. Và tránh xịt quá nhiều chất tẩy rửa cùng một lúc, thay vào đó, hãy xịt và lau theo từng phần nhỏ theo hướng từ trên xuống dưới cùng của kính.
Pha dung dịch tẩy rửa với nước theo tỉ lệ hướng dẫn trên bao bì. Nếu bạn muốn sử dụng các công thức tẩy rửa từ thiên nhiên, có thể tham khảo ở phần sau nhé.
Bạn có thể dùng vải hoặc khăn sợi nhỏ hoặc thậm chí là báo để lau kính. Nhúng vải vào hỗn hợp đã pha, hoặc có thể xịt dung dịch tẩy rửa lên vải, rồi vắt hết chất lỏng dư thừa và lau kính. Chúng ta cũng có thể xịt dung dịch tẩy rửa trực tiếp lên kính nếu đang lau một khu vực rộng lớn.
Điều cần thiết khi lau kính ở cửa sổ và các bề mặt khác chính là sự điều độ. Nếu chúng ta xịt chất tẩy nhiều, dung dịch không được thấm kịp vào khăn sẽ cùng bụi bẩn tạo ra vệt. Nếu khăn lau quá ẩm hãy đổi sang một chiếc mới nhé. Bắt đầu bằng cách lau kính theo chuyển động tròn, sau đó lau kính từ trên xuống bằng các nét dọc, cuối cùng sử dụng các thao tác vuốt ngang để lau kính.
Cửa sổ phía bên ngoài nhà của chúng ta thường có nhiều bụi bẩn hơn. Đối với các vết bẩn cứng đầu, bao gồm cả phân chim, thấm kỹ bằng giấm và nước rồi để yên trong vài phút trước khi lau khô. Bạn cũng có thể thử chà xát bằng miếng bọt biển mềm, không sử dụng len cứng hoặc vải thô cứng chà xát mạnh vì sẽ làm xước bề mặt kính.
Đôi khi cửa sổ sẽ bị bám cặn khoáng chất, đặc biệt là ở những nơi có nước cứng. Trường hợp này nên dùng chất tẩy rửa thương mại vì chúng có thể loại bỏ các vết canxi, vôi và rỉ sét, chúng ta chỉ cần làm theo hướng dẫn của nhà sản xuất khi sử dụng.
Cho dù được lau dọn thường xuyên thì cặn bẩn vẫn tích tụ ở các góc của gương, cửa sổ hoặc các bề mặt kính khác. Rất khó lấy được cặn đó trừ khi bạn có dụng cụ phù hợp. Và tăm bông là dụng cụ rất lý tưởng để thực hiện việc làm sạch trong trường hợp này. Dùng tăm bông, hoặc bàn chải đánh răng cũ, mềm và nhúng chúng vào dung dịch tẩy rửa. Chà các góc của kính, nơi có thể có bụi bẩn bám vào cho đến khi sạch hoàn toàn.
Sau khi lau bề mặt kính với chất tẩy rửa, chứng ta dùng khăn sạch, không xơ (bạn có thể sử dụng áo phông cũ, giấy báo hoặc thậm chí là tã vải), lau khô hoàn toàn cửa sổ theo chuyển động hình chữ Z. Bạn cũng có thể dùng khăn giấy sạch để lau khô bề mặt kính nếu muốn.
Với quy trình 6 bước này, bạn sẽ thực hiện được việc vệ sinh các vật dụng có bề mặt kính trong nhà một cách hiệu quả và nhanh chóng, chuyên nghiệp nhất.
Bột bắp là chất thích hợp để xử lý các vùng cửa kính bị ố vàng. Hòa tan hỗn hợp gồm 2 muỗng bột bắp : 1/2 chén giấm trắng : 3-4 lít nước, rồi cho vào bình xịt và xịt lên khu vực cửa kính, dùng một chiếc khăn cotton để lau sạch lại.
Muối là giải pháp cho cửa kính bị ố bẩn do nước mưa đọng lại. Đầu tiên hãy làm ướt bề mặt kính, cho muối vào một miếng vải rồi bao lại, chà miếng vải chứa muối lên bề mặt kính một lúc rồi lau sạch lại với nước lau kính là xong.
Phấn viết bảng/bột thạch cao là chất làm bóng mặt kính rất tốt. Pha với nước theo tỉ lệ 1:1 rồi lau kính, đợi sau khi khô thì dùng khăn lau sạch, kính sẽ lại sáng bóng như mới. Nên nhớ khi cạo bột phấn phải đeo khẩu trang để tránh hít phải bụi nhé.
Rượu trắng/dầu hỏa có khả năng loại bỏ vết ố rất tốt. Đổ rượu/dầu hỏa ra một chén nhỏ rồi lấy một miếng vải thấm vào sau đó lau lên mặt kính bị bẩn. Vết bẩn sẽ mất sau chỉ một thời gian ngắn và kính sẽ lại sáng bóng.
Nước xả vải pha với nước theo tỷ lệ 1:4. Bỏ hỗn hợp vào bình xịt rồi lắc đều, xịt lên khu vực kính đợi một vài phút rồi lau sạch lại. Tuyệt đối không dùng khăn bông để lau.
Nước tẩy sơn móng tay chứa axeton - là một chất dung môi có thể làm tan đi sơn móng tay, chất này cũng có khả năng tẩy vết bẩn khá sạch nhưng sẽ bay hơi rất nhanh. Chúng ta nhỏ vài giọt nước tẩy sơn móng tay rồi sau đó lấy khăn sạch lau ngay, và làm từng vùng nhỏ lần lượt.
Nước rửa chén đánh tan các vết bẩn dầu mỡ thức ăn bị dính trên mặt kính. Pha nước rửa chén với nước, thêm một chút giấm ăn vào, hòa tan hỗn hợp trong bình xịt, rồi xịt lên khu vực vết bẩn trên cửa kính và lau sạch lại. Ngoài việc loại bỏ vết bẩn, giấm sẽ giúp khử mùi rất hiệu quả.
Giấm pha với nước theo tỉ lệ 1 giấm : 4 nước rồi đổ dung dịch vào bình xịt. Dùng khăn không xơ để chà sau khi xịt hỗn hợp lên mặt kính, sau đó lau sạch kỹ bằng miếng vải sạch khác.
Ngoài ra, bạn cũng có thể pha theo công thức 1 cồn isopropyl : 1 nước : 1 giấm để tạo ra chất tẩy rửa mặt kính không kém gì sản phẩm hóa chất thương mại. Hoặc khi kính bị dính sơn, bạn có thể dùng vải nhung thấm một ít giấm ăn để lau, các vết sơn sẽ nhanh chóng biến mất.
Có thể trong bài viết trên Donhatnoidia đã có những lưu ý này ở đâu đó cho bạn rồi. Tuy nhiên vì đây là những mẹo vặt hay mà bạn cần hết sức lưu ý thật kỹ nên Donhatnoidia sẽ cùng bạn hệ thống lại và nhấn mạnh lại những chú ý này một lần nữa. Nếu bạn thấy có ích thì hãy lưu lại hoặc share bài viết này để chúng ta cùng nhau áp dụng khi bắt tay vào vệ sinh nhà cửa vào cuối tuần này bạn nhé.
- Hãy rửa cửa kính vào những ngày khô ráo, nhiều mây. Tuy chúng ta có thể nhìn thấy vết bẩn trên kính tốt hơn khi ánh nắng chiếu vào nhưng ánh nắng mặt trời cũng có thể làm khô sớm dung dịch tẩy rửa, để lại cặn và vệt. Chúng ta nên đợi một ngày nhiều mây để rửa cửa sổ, dung dịch tẩy rửa sẽ vẫn còn cho đến khi được lau sạch và cuối cùng chúng ta sẽ có một lớp kính sáng bóng không vệt.
- Sử dụng chổi cao su tuy đơn giản nhưng hiệu quả mang lại khá tốt. Đôi khi lần lau đầu tiên không thể loại bỏ hết dung dịch tẩy rửa và việc phải lau lại các khu vực của kính có thể gây ra vệt. Sử dụng chổi cao su sẽ giúp bạn dễ dàng đánh bóng từng phần của cửa sổ. Một chiếc chổi cao su cán dài là bắt buộc phải có nếu bạn làm cửa sổ cao, và nó cũng sẽ rất hiệu quả trong việc làm sạch các bức tường và cửa ra vào nhà vệ sinh.
- Dùng giẻ lau hoặc áo cũ là lựa chọn lý tưởng để lau kính vì chúng sẽ không có cặn xơ vải và đủ độ thấm hút để làm sạch bóng cửa sổ. Ngoài ra, sử dụng giẻ lau/ áo cũ thay cho khăn giấy là một cách tuyệt vời để tiết kiệm tiền cho chi phí dọn dẹp nhà cửa và tốt cho môi trường.
- Tránh sử dụng chất tẩy rửa thủy tinh có thành phần là amoniac hoặc cồn. Có vẻ những sản phẩm như vậy sẽ tạo ra độ sạch mạnh hơn, nhưng trên thực tế chúng có thể để lại các vệt và thậm chí là một lớp màng mỏng thu hút bụi và hơi ẩm. Nếu có một vết bẩn khá khó lau chùi, bạn có thể bắt đầu quá trình làm sạch bằng cách cho một dung môi như axeton hoặc cồn tẩy rửa vào một miếng vải sạch và chà trực tiếp lên chỗ đó. Lau khô và sau đó tiếp tục lau bề mặt kính như bình thường.
- Cho dù một số tạp chất bị mắc kẹt cứng đầu trên bề mặt đến mức nào, đừng bao giờ sử dụng dao cạo hoặc bất kỳ loại lưỡi dao nào khác để cạo chúng. Điều này có thể gây ra các vết xước vĩnh viễn và khiến bề mặt kính của bạn mất thẩm mỹ cũng như dễ bị vỡ hơn.
- Sử dụng khăn mềm, không xơ khi chà xát, lau chùi dung dịch tẩy rửa lên bề mặt kính. Vải sợi nhỏ là lý tưởng nhưng khăn giấy sạch và nhẹ nhàng cũng có thể hiệu quả.
- Nếu vẫn còn vệt sau khi lau cửa sổ, bạn chỉ cần rửa lại bằng nước sạch để loại bỏ dung dịch tẩy rửa còn sót lại và lau sạch bằng khăn khô lần hai là được.
Và khi đọc đến đây, Donhatnoidia rất cảm ơn bạn đã dành sự chú tâm của mình, cũng như rất vui khi được chia sẻ cùng bạn những mẹo vặt hay trong cuộc sống hàng ngày. Đừng quên ghé thăm Donhatnoidia.com khi bạn và người thân có nhu cầu mua sắm thiết bị vệ sinh, gia dụng nội địa Nhật mới 100% bạn nhé.
Xem thêm: