Cách Vệ Sinh Chậu Rửa Bát Inox Đúng Cách | Đồ Nhật Nội Địa

Chậu rửa bát inox không chỉ là một phần quan trọng trong gian bếp cửa mỗi gia đình mà còn phản ảnh phong cách và thói quen sinh hoạt hàng ngày. Để giữ cho chậu rửa luôn sáng bóng và sạch sẽ, việc vệ sinh định kỳ là điều không thể bỏ qua. Dưới đây là một số mẹo nhỏ mách bạn cách vệ sinh chậu rửa bát inox hiệu quả, giúp bạn dễ dàng loại bỏ các vết bẩn cứng đầu và duy trì vẻ đẹp lâu dài cho không gian bếp của mình.

Chăm sóc chậu rửa hàng bát ngày

Bồn rửa là nơi dễ bị đóng cặn và bám bẩn vì tần suất sử dụng với nước nhiều. Ngay cả khi lau sạch nước sau khi sử dụng vẫn có khả năng bị đóng cặn, nấm mốc.

Cách vệ sinh chậu rửa bát inox
  • Chà nhẹ bồn rửa chén ngày sau khi rửa chén bát bằng miếng bọt biển và nước rửa chén theo hướng xước của bề mặt.
  • Sau khi xả nước, dùng khăn sạch lau khô các giọt nước còn sót lại.
  • Chà rửa bằng chanh: Chà các bề mặt của bồn rửa chén bằng xác chanh đã vắt nước sau đó rửa lại bằng nước sạch và lại khô. Vỏ chanh tẩy sạch các mảng bám và giữ độ bóng cho bồn rửa.

Chăm sóc mặt bàn bếp quanh chậu rửa

Chăm sóc mặt bàn bếp quanh chậu rửa

Mặt bàn bếp thường bị vấy bẩn mỗi lần nấu ăn hoặc khi đặt nồi chảo, gia vị lên. Hoặc khi để vậy kim loại như dao làm bếp, hộp sắt trên bản bếp trong thời gian dài thì mặt bàn bếp có thể bị lây gỉ sét từ những vậy đó. Vì thế bạn cần phải:

  • Sau khi nấu, lau sạch mặt bàn bếp bằng khăn ướt, cuối cùng sử dụng khăn khô để lau lại.
  • Không sử dụng các miếng chùi như bùi nhùi kim loại, miếng chà ni lông, miếng chà nhám.
  • Chăm sóc hàng tuần: Chà nhẹ toàn diện bằng miếng bọt biển ẩm và chất tẩy rửa dành cho bếp loại trung tính. Tiếp theo, lau sạch bằng khăn ẩm và nước ấm. Cuối cùng lau lại bằng khăn khô.

Chăm sóc và xử lý đặc biệt chậu rửa bát

Phương pháp làm sạch gỉ sét

Phương pháp làm sạch gỉ sét

Để giữ cho sản phẩm thép không gỉ đẹp bền mãi mãi 

  • Lau sạch khi bị bám dính các chất mặn như nước tương, muối.
  • Không sử dụng thuốc tẩy Clo bằng cách đổ nước trực tiếp vào bồn rửa. Trường hợp bất đắc dĩ phải sử dụng chất tẩy cần xả nước ngay lập tức.
  • Không sử dụng chất tẩy nhờ Clo.
  • Không đặt, để trên tháp không gỉ các loại vật liệu kim loại như máy chà sàn kim loại hoặc thực phẩm đóng hộp trong một thời gian dài.

Trường hợp chậu rửa bát bị dính gỉ từ vậy liệu khác

  • Nếu gỉ nhẹ, có thể loại bỏ bằng chất tẩy rửa chuyên dụng cho nhà bếp.
  • Nếu gỉ sét đã trở nên nghiêm trọng, hãy dùng giấy đánh bóng chống nước để làm sạch gỉ sét.
  • Thép không gỉ có bề mặt được tráng phủ, vì vậy không nên chà sát và đánh bóng mạnh sẽ làm mất đi lớp phủ gây mất thẩm mỹ.

FAQ

Một số câu hỏi thường gặp về chăm sóc chậu rửa bát

Thép không gỉ là vật liệu gì

Thép không gỉ (Inox) là tên gọi chung của loại hợp kim được làm từ sát (Fe) và Crom (Cr). Thép không gỉ chứa 1.2% Carbon (C) hoặc ít hơn. Đặc tính của thép không gỉ là khả năng chống gỉ cao. Đối với các sản phẩm nhà bếp, thép không gỉ SUS304 (18Cr-8Ni) được sử dụng chủ yếu.

Thép không gỉ có bị ăn mòn và bị gỉ sét?

Đặc tính chính của thép không gỉ là khả năng chống gỉ cao nhờ vào lớp Crom bề mặt đặc biệt. Lớp phủ này có khả năng tự tái tạo ngay lập tức nhớ phản ứng của Crom trong thép và Oxy trong khí quyển.

Tuy nhiên, thép không gỉ không phải là không bị ăn mòn trong mọi trường hợp mà đặc biệt nhạy cảm với chất Clo có trong nước biển, nước máy. Chất này làm kéo dài quá trình tự tái tạo của lớp phủ bề mặt làm cho thép không gỉ có thể bị ăn mòn và gỉ sét một phần.

Một khả năng khác là "nhận gỉ" từ vật liệu khác, như để yên chiếc kẹp tóc hoặc những thứ tương tự trên mặt thép không gỉ trong một thời gian dài, thành phần sắt trên kẹp tóc và những vật tương tự đó bị gỉ và có thể bị bám vào bề mặt và là nguyên nhân gây nên gỉ sét.

Tại sao thép không gỉ đã qua gia công lại hút nam châm?

Thép không gỉ thông dụng SUS304 không hút nam châm ở điều kiện bình thường. Tuy nhiên khi bị dập nhiều lần trong quá trình sản xuất sẽ làm cho cấu trúc kim loại của thép bị thay đổi. Từ đó sẽ hút nam chân, tuy nhiên khả năng chống ăn mòn không thay đổi.

Tại sao thép không gỉ là kim loại nhưng bề mặt lại bị trầy xước?

Nếu so sánh, thép không gỉ thuộc loại cứng trong kim loại, nhưng đáy- cánh rìa của bộ đồ ăn (chất liệu gốm sứ) và cát mịn (hạt thạch anh) bám vào các loại rau củ là vật liệu vô cơ cực kỳ cứng, vì vậy trong quá trình làm bếp sẽ chà sát lên bề mặt của chậu rửa hoặc mặt bàn bếp nên việc trầy xước trên bề mặt là không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, thép không gỉ khi bị trầy xước ngay lập tức tạo thành một lớp màng oxit trên bề mặt của nó để bảo vệ không làm gỉ sét. Vì có thể duy trì các thuộc tính không gỉ nên được sử dụng rộng rãi xung quanh nước.

Các vết trầy xước sẽ hiện rõ khi bắt đầu sử dụng, nhưng sau một thời gian, khi các vết xước chồng lên nhau sẽ dịu đi và không nhìn rõ nữa.

Câu hỏi: Các vết bẩn và mảng bám màu trắng trên thép không gỉ là gì?

Vết bẩn và vết màu trắng thường được gọi là "cặn vôi" hay còn "xà phòng kim loại".

"Cặn vôi" là một sản phẩm của axit salicylic có trong nước máy tích tụ đần trong quá trình sử dụng do việc rửa cả và tự khô của chậu rửa.

"Xà phòng kim loại" hình thành do các thành phần khoáng chất như Magie và Canxi sắt có trong nước phản ứng với thành phần xà phòng (Axit béo) và bám dính trên bề mặt.

Bụi bẩn có thể tích tụ mỗi ngày mà chúng ta không nhìn thấy và khi nó trở nên đáng chú ý đã trở thành vết bẩn khó loại bỏ. Các vết bẩn đã bị tích tụ nếu không được xử lý sẽ là nguyên nhân của sự ăn mòn hoặc gỉ sét.

Thép không gỉ có thể tái chế không?

Thép không gỉ có thể được tái chế 100% mà không bị xuống cấp. Các sản phẩm bồn rửa, mặt bàn bếp bằng thép không gỉ cũng được sản xuất từ nguyên liệu thép không gỉ tái chế và sẽ được thu gom, tái chế tiếp tục.

Sưu tập cho ngôi nhà của bạn

Đồ bếp Nhật Bản
Đồ bếp Nhật Bản

Đồ bếp Nhật Bản

Thiết bị vệ sinh
Thiết bị vệ sinh nội địa Nhật

Thiết bị vệ sinh

Hàng gia dụng Nhật Bản
Hàng Gia Dụng Nhật Bản

Hàng gia dụng Nhật Bản

Hệ thống điện nước
Hệ thống điện nước

Hệ thống điện nước

Phụ kiện
Phụ kiện Nhật Bản

Phụ kiện

Chăm sóc sức khỏe
Chăm sóc sức khỏe

Chăm sóc sức khỏe

Hàng tạp hóa
Hàng tạp hóa

Hàng tạp hóa

Khuyến mại
Khuyến mại

Khuyến mại